-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập EmptyTue May 18, 2010 3:30 pm

quythanhkhuu
Where there is a will, there is a way
quythanhkhuu

Pythagore
Pythagore

Giới tính : Nam
Cung : Hổ Cáp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1304
Tài khoản Tài khoản : 2071
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 03/01/1994
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ap 2 Huu Dinh_ Chau Thanh_Ben Tre
Châm ngôn Châm ngôn : Where there is a will, there is a way
Level: 30 Kinh nghiệm: 1304%
Sinh mệnh: 1304/100
Pháp lực: 30/100

Bài gửiTiêu đề: Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập

 
Nhớ lại những năm tháng đầu nhân trường THPT Chuyên Bến Tre sắp tròn 20 năm hoạt động

Thầy Phan Văn Song, nguyên Q. Hiệu trưởng nhà trường (1990-1993)

Thế là trường THPT Chuyên Bến Tre sắp hoàn thành năm học thứ 20. Bây giờ có lẽ trong cả tỉnh không ai không biết cái tên “trường Chuyên”. Được vào học ngôi trường này chắc hẳn là ước mơ của rất nhiều học sinh trong tỉnh, và cũng là mong mỏi của các bậc cha mẹ học sinh đối với con em mình.

Cách đây 20 năm, cái tên ‘trường Chuyên’ hoàn toàn xa lạ đối với người dân Bến Tre, ngay cả đối với người trong ngành giáo dục. Vào thời đìểm đó, ngay trong cả nước số trường chuyên vẫn còn khá hiếm hoi. Ngoài Bắc, số lượng truờng chuyên có nhiều hơn một ít, nhưng cũng chỉ quanh quẩn ở Hà Nội và một số tỉnh lớn, còn trong Nam thì cũng chỉ có Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh mới mở truờng chuyên một vài năm mà thôi. Ngoài ra, tới thời điểm đó Bộ GD-ĐT cũng chưa có những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động cho loại hình trường này (mãi đến tháng 3/2002 Bộ mới có Quy chế trường trung học phổ thông chuyên). Dù ở trong bối cảnh như vậy và trong điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn của tỉnh, lãnh đạo tỉnh ta cũng đã sớm thấy được tầm quan trọng của loại hình trường chuyên và đã có quyểt tâm cho thành lập trường chuyên, đi đầu trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và khá sớm so với cả miền Nam.







Tỉnh đã ra quyết định thành lập trường vào đầu năm 1990 [i], sau đó Sở Giáo dục đã chuẩn bị ráo riết cơ sở vật chất và nhân sự để sớm đưa trường vào hoạt động ngay trong năm học 1990-1991. Tháng 6/1990, Sở ra quyết định bổ nhiệm lãnh đạo trường để có người lo chuẩn bị kế hoạch hoạt động mọi mặt của trường. Quyết định này cũng cho thấy sự quyết tâm của tỉnh trong việc mở trường chuyên. Người được bổ nhiệm thật ra chưa đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị (không là đảng viên) nhưng có được sự tín nhiệm về khả năng chuyên môn và đạo đức trong đồng nghiệp cũng như lãnh đạo ngành và là một trong số ít người đã qua sau đại học lúc đó [ii]. Cũng xin nói thêm là sau đó, theo đề nghị của nhà trường, thông qua Sở Giáo dục, Tỉnh đã ban hành các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh nhà trường khá rộng rãi so với tình hình kinh tế - xã hội lúc đó của tỉnh và của cả nước. Chẳng hạn, học sinh tuyển vào không phân biết thành phần gia đình [iii] và đều được hưởng học bổng; giáo viên dạy môn chuyên được tính giờ gấp đôi… Cho đến cuối tháng 8/1990, bộ máy nhà trường được bổ sung tiếp một nhân viên văn phòng (thầy Võ Huy Thanh), một giám thị (thầy Trần Thanh Tuấn) và một giáo viên Văn (thầy Thái Quang Vinh) và bắt đầu tiếp nhận cơ sở vật chất bàn giao từ trường Cán Bộ Quản lí Giáo dục của tỉnh (phía sau chùa Viên Minh). Đây chỉ là cơ sở tạm để trường hoạt động trong vài năm đầu khi quy mô trường còn nhỏ, cơ sở lâu dài - theo dự kiến của Lãnh đạo tỉnh lúc đó, sẽ đặt tại cơ sở của trường Nguyễn Đình Chiểu (tên cũ là trường Trung Học Công Lập Kiến Hoà, vốn là trường trung học công lập đầu tiên và có nhiều truyền thống tốt đẹp của tỉnh ta [iv]. Trong tháng 9/1990, dù với nhân sự chỉ có 4 người nhà trường đã phải tiến hành nhiều việc để có thể đi vào hoạt động kịp thời ngay đúng năm học mới: lo bảo vệ an toàn cơ sở vật chất mới được bàn giao (sân trường cũng là sân sau của chùa, lại có cửa thông ra bên ngoài nên thường có kẻ xấu lợi dụng cơ sở trường vắng nguời xâm nhập làm nhiều việc không tốt – thậm chí khi trực gác đã phải dùng đến súng do trường CBQL GD để lại [v]), lo chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc học (phòng ốc, bàn ghế, phấn bảng, SGK, STK, kinh phí….) và nội trú (phòng ở, phòng ăn, nhà vệ sinh, giường tủ, bàn ghế, bếp củi, nồi niêu, chén đũa, điện nước…), lo tuyên truyền về trường (chuẩn bị nội dung, liên hệ báo đài, trường bạn ...) và lo tiến hành tuyển sinh (thông báo, phát và thu đơn, tố chức thi tuyển...) lần đầu… Do mới thành lập, chưa chủ động về nhân sự, cơ sở vật chất… nên trường không thể tuyển sinh cùng lúc với các trường trong tỉnh. Nguồn tuyển sinh năm đầu tiên là các học sinh vừa trúng tuyển với điểm cao vào lớp 10 và các học sinh giỏi đang học lớp 11 của các trường THPT khác trong tỉnh. Nhờ sự ủng hộ của đa số Hiệu trưởng các trường (cũng có HT do ngại thành tích trường mình bị sụt giảm nên không thật sốt sắng hưởng ứng) số lượng học sinh dự tuyển khá đông và trường đã tuyển được 3 lớp: 1 lớp 10 Toán, 1 lớp 10 Văn và 1 lớp 11 Toán. Học sinh tuyển được có cả học sinh ở địa bàn Thị xã lẫn ở các huyện, ngoại trừ Ba Tri, Bình Đại và Chợ Lách. Mặc dù vậy, phải nói rằng trong năm học này việc tuyển sinh nhà trường vẫn còn gặp ít nhiêu khó khăn. Sau khi có thông báo tuyển sinh đến các trường, trên đài phát thanh và trên báo Đồng Khởi, một vài phụ huynh, dù biết rõ đây là trường đào tạo học sinh ưu tú của tỉnh và học sinh vào học được lãnh học bổng nhưng cũng vẫn có nhiều bậc cha mẹ học sinh đến trường tìm hiểu thật cặn kẻ trước khi cho con em tham gia dự thi. Điều trở ngại này, chủ yếu là do trường mới mở chưa có thành tích, cơ sở vật chất còn ọp ẹp và nhất là chưa thấy có đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường đáng tin tưởng về chất lượng và cũng phải nói trong nhân dân và cả trong ngành chưa có hiểu biết về truờng chuyên. Phải nói trong năm này cũng có một ít học sinh như em Nguyễn Huỳnh Bảo Khuyên và vài bạn khác khi biết tin tỉnh mở trường chuyên đã lập tức rủ bè bạn nộp đơn xin dự thi ngay và cũng phải nói một số khác đã dự thi vì lí do rất thực tế là vào trường để được học bổng. Cũng phải ghi nhận công sức của ông Trần Anh Tuấn, nguyên cán bộ chuyên môn của Sở (sau này là truởng phòng GD Trung học) đã rất tích cực hỗ trợ trường trong việc tuyển sinh, đã đến một số trường trực tiếp vận động học sinh dự thi trong năm đó. Trước khi khai giảng trường được bổ sung 1 giáo viên Toán (thầy Nguyễn Thái Hoà), 1 giáo viên Lí (thầy Trương Thọ Lương), 2 giáo viên Chính trị (cô Quách Thị Lan và thầy Phạm Nguyễn Thuần) tạm thời phụ trách kiêm nhiệm các công tác Thư viên Thủ Quỷ và Nội trú, 1 giáo viên tiếng Nga (cô Nguyễn Thị Thanh Thuý) và 1 cấp dưỡng (cô Nguyễn Thị Lệ). Với lực lượng còn mỏng như thế, nhà trường phải mời giáo viên từ trường các bạn tham gia giảng dạy hợp đồng (Cô Nguyễn Thị Tuyết, Thầy Đào Duy Đoan Hùng, Thầy Phạm Ký Hiêng, Cô Lê Thị Bích Nga, Cô Thái Thị Kim Phụng, Thầy Lê Minh Tâm,Thầy Trần Văn Hai, Thầy Nguyễn Văn Bảy…) để có thể bắt đầu khai giảng năm học mới. Trường tổ chức đón học sinh ở các huyện về ở nội trú tại trường và chính thức khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 10/1990. Với nhiệt tình của đội ngũ cán bộ giáo viên chính thức và thỉnh giảng [vi] việc tổ chức dạy học, ăn ở nội trú đã được tiến hành tốt đẹp. Trong điều kiện hoạt động còn mới mẻ như vậy, nhà trường vẫn đã cố gắng tiến hành đầy đủ các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khoá như các trường bạn. Hội Cha Mẹ Học sinh đã được thành lập và đã hỗ trợ hết sức tích cực với nhà trường trong nhiều mặt. Các học sinh nói chung đều chăm ngoan, cố gắng hết sức mình để đạt kết quả cao. Dù trường ốc còn tạm bợ thiếu phương tiện, việc ăn ở, vệ sinh… còn thiếu thốn, cuối năm học đa số học sinh đều đạt loại khá, giòi hoặc tốt về các mặt giáo dục, không có em nào học TB hoặc Yếu phải trả về trường THPT thường.







Hai học sinh xuất sắc của trường (cũng là anh em ruột: Nguyễn Hữu Khoa Nguyên và Nguyễn Hữu Minh Nhựt - từ phải qua) cuối năm học đầu tiên



Sang năm học thứ hai 1991-1992, nhà trường có nhiều thời gian và phương tiện hơn nên đã tiến hành tuyển sinh riêng và mở rộng thêm các ban mới: và đã tuyển được 4 lớp 10 A, B, C và D [vii]. Học sinh tuyển được vẫn còn vắng bóng Ba Tri và Chợ Lách. Năm học này, trường có tất cả 6 lớp: 4 lớp 10 A, B, C và D, 2 lớp 11 A và C, 1 lớp 12 A. Trường cũng đưọc bổ sung thêm 1 giáo viên Lí (thầy Trần Thanh Yên), 1 giáo viên Hóa (cô Đặng Thị Bạch Tuyết), 1 giáo viên Địa (thầy Tăng Văn Dom), 1 giáo viên Văn (cô Trần Khánh Linh), rồi 1 giáo viên Toán vào giữa năm (thầy Trần Thanh Liêm) và vẫn tiếp tục phải mời thêm các giáo viên trường bạn tham gia giảng dạy (Thầy Bùi Ngọc Anh, Thầy Phan Hoàng Văn, Thầy Nguyễn Văn Sang, Cô Nguyễn Thị Phú, Cô Lê Thị Ánh Tuyết…). Cơ sở nội trú cũng được tăng cường thêm. Đặc biệt ban chấp hành Hội CMHS năm này đã tích cực hỗ trợ nhà trường. Các ông Phạm Văn Hiền, Trần Văn Paul, Đỗ Quang Văn…trong BCH Hội đã tiến hành quyên góp trong phụ huynh và các cơ quan ban ngành hỗ trợ việc khen thưởng, mua sắm thêm sách tham khảo, giúp đỡ học sinh nghèo, tổ chức xin củi, trấu về làm chất đốt nấu ăn… góp phần cải thiện phần nào các bữa ăn còn đạm bạc của học sinh. Cuối năm học này lứa học sinh đầu tiên của nhà trường ra truờng đỗ TN 100%, đỗ vào CĐ& ĐH tỉ lệ cao, trong đó có em Nguyễn Hữu Khoa Nguyên trúng tuyển vào ĐH Y TP. HCM) và Lê Bình Hoà trúng tuyển vào ĐH Cần Thơ (sau này cả hai đều TN thủ khoa).



Năm học thứ ba 1992-1993, trường tiếp tục tuyển sinh đầy đủ các ban như năm học 1991-92 nâng tổng số lớp lên thành 10 lớp (4 lớp 10 A, B, C và D; 4 lớp 11 A, B, C và D, 2 lớp 12 A và C. Trường tiếp tục được bổ sung 2 giáo viên tiếng Anh (thầy Lê Minh Tâm, thầy Phạm Quang Thu), 1 nhân viên VP (cô Lê Thị Nguyệt Cầm). Do cơ sở vật chất không thể mở rộng được nên nhà trường phải tiến hành ngăn đôi các phòng học lớn để có đủ chỗ tổ chức dạy học cho các lớp. Khu nội trú cũng phải thay các giường đơn cũ kĩ (do trường CBQL GD bàn giao lại) bằng các giường tầng mới. Các hoạt động giáo dục của nhà trường đã đi vào quy củ và phong phú hơn. Các hoạt đông thể thao, văn nghệ, vui chơi cũng được đẩy mạnh. Các buổi Hội diễn Văn nghệ, cắm trại, thể thao, du ngoạn chắc hẵn còn để trong lòng các học sinh cũ nhiều kỉ niệm sâu sắc. Đặc biệt, các học sinh nội trú của trường có lẽ cũng khó quên được các kỉ niệm trong sinh hoạt, học hành, ăn ở trong khu nội trú của trường còn nhiều thiếu thốn lúc đó. Cuối năm học này lứa học sinh đầu tiên được nhà trường đào tạo trọn bậc THPT ra trường với tỉ lệ TN 100% và tỉ lệ đậu vào ĐH cao, giành được nhiều giải học sinh giỏi toàn quốc.





Đội ngũ GV, NV trường cuối năm học thứ 3

(chụp chung với BCH Hội CMHS và đại biểu Sở TC)



Năm học thứ tư 1993-94, trường giữ nguyên kế hoạch tuyển sinh lớp 10 như năm học trước và đầu tiên mở rộng tuyển sinh cả lớp 6 nâng số lớp lên thành 14 lớp (2 lớp 6 Văn và Toán , 4 lớp 10,11 và 12 cho mỗi ban A, B, C và D). Cũng năm này trường có Hiệu trưởng chính thức là thầy Lương Xuân Tiến (bản thân chúng tôi xin từ nhiệm vì lí do gia đình) và thêm nhiều giáo viên mới.



Trong các năm đầu tiên này trường được khá nhiều tự do trong việc tổ chức dạy học. Chẳng hạn, nhà trường đã tổ chức thi tuyển, kiểm tra kết hợp trắc nghiệm với tự luận ngay từ năm 1990 lúc trường mới thành lập (cho đến năm 2005 Bộ mới bắt đầu thí điểm tổ chức thi cử với hình thức trắc nghiệm), hoặc đã vận dụng linh hoạt cách xếp loại học tập học sinh bằng việc tính điểm trung bình có hệ số ở các môn chuyên (Bộ chỉ mới hướng dẫn trên cả nước từ năm 2006)… Việc mời giáo viên thỉnh giảng, trường cũng được toàn quyền quyết định. Có được những dễ dàng, tự do này có lẽ phần nào nhờ vào uy tín cá nhân thu đạt được ít nhiều khi tôi làm việc ở Sở GD &ĐT với tư cách là một cán bộ chuyên môn (bây giờ gọi là chuyên viên). Cũng phải ghi nhận trong các năm tháng đầu tiên đó, với cơ sở vật chất còn yếu, các trường bạn như PTCS TX, PTCS VP, SPTH Bến Tre.. đã nhiệt tình giúp đỡ nhà trường từ phông màn, phấn bảng cho tới cho việc mượn hệ thống âm thanh, phòng ốc để tổ chức lễ, hội họp…



Sau đó, từ năm học 1994-1995 trường dời về cơ sở của trường Nguyễn Đình Chiểu cũ như dự kiến ban đầu của lãnh đạo tỉnh (khi cơ sở mới ở Phú khương của trường Nguyễn Đình Chiểu đã xây xong), rồi xây dựng mới khu nội trú ở Bình Nguyên năm 1999 và tiếp tục phát triển như ngày nay dưới sự điều hành nối tiếp của thầy Bùi Văn Năm, HT hiện nay.



Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo Tỉnh lúc đó, đặc biệt là Ông Huỳnh Văn Cam (Lê Huỳnh) nguyên PCT UBND Tỉnh, Ông Phạm Văn Mão – nguyên Trưởng Ban Khoa Giáo Tỉnh, Ông Nguyễn Kiên Cường – nguyên Giám đốc Sở Giáo dục, … đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện giúp nhà trường phát triển. Tôi cũng xin đặc biệt trân trọng và cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, nhất là các giáo viên thỉnh giảng, các trường bạn (TX, BT, NĐC, CĐSP, BC…) góp phần làm cho nhà trường được hoạt động ổn định, bình thường trong những ngày đầu còn nhiều thiếu thốn và khó khăn đó. Tôi cũng xin chân thành gởi lời xin lỗi tới tất cả các đồng nghiệp cũ và những ai có liên quan về những non yếu, vụng về trong cách cư xử, quan hệ của mình khi tôi giữ cương vị là người điều hành nhà trường trong giai đoạn ban đầu này. Cuối cùng cũng xin nhận lỗi trước về những chi tiết có thể không thật chính xác trong bài do trí nhớ đã phai nhoà bớt đi sau trên dưới 20 năm.



Cũng nhân dịp này xin chúc nhà trường luôn phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân trong tỉnh và cũng mong mỏi các thế hệ học sinh cũ của trường, nhất là các bạn đã thành đạt sẽ góp phần tích cực hơn vào việc phát triển trường ta.





Phan Văn Song




--------------------------------------------------------------------------------

[i] Trong quyết định thành lập đó (15/2/1990) chưa có quy định tên gọi cho trưòng , không rõ điều này là do lãnh đạo chưa thống nhất được tên gọi hay do sơ suất của bộ phận tham mưu ra quyết định thành lập trường. Vì thế sau đó (31/7/1990), Tỉnh ra thêm một quyết định đặt tên cho trường (là “trường PTTH Bến Tre”, hiện nay tên trường đưọc chỉnh lại là “trường THPT Chuyên Bến Tre” thống nhất như trong cả nước). Tuy nhiên dù với lí do gì thì điều này cũng nói lên sự quan tâm và quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc mở trường chuyên.

[ii] Vào những năm đó, các trường ĐH chỉ mới tập tễnh thử nghiệm việc đào tạo sau ĐH, chưa tổ chức được việc đào tạo chính quy và mở rộng như hiện nay nên số người có trình độ SĐH ở mỗi tỉnh khá hiếm (nếu như không nhớ lầm, lúc đó trong ngành GDPT Bến Tre chỉ có 3 người là Lương Xuân Tiến - nguyên HT PTTH Chợ Lách, Phan Hoàng Văn – nguyên HT Bán Công TX và ngưòi viết bài này).

[iii] Điều này có thể là bình thường hiện nay nhưng đó là một điều khá táo bạo và rất cởi mở vào những năm đầu lúc trường mới thành lập.

[iv] Rất đông lãnh đạo và chuyên môn của Tỉnh trước đây và hiện nay xuất thân từ ngôi trường này. Nếu kể luôn trường THCL Kiến Hoà thì trường ta có bề dày truyền thống và lịch sử hơn 50 năm. Được biết lãnh đạo Tỉnh hiện nay đã có quyết định mới xây mới hoàn toàn cơ sở nhà trường, không biết quyết định này có chú ý giữ lại những gì có tính truyền thống, lịch sử không.

[v] Các cơ quan, trường học được trang bị súng ống là việc bình thường cho tới thời điểm đó, trường cũng đã dùng số súng này khi tổ chức huấn luyện quân sự cho học sinh’và vài năm sau đó đã giao trả lại cho quân đội theo quy định chung của Nhà nước.

[vi] Có những đóng góp “nhỏ nhoi”, khó thấy, chẳng hạn như:

- cô Lan đã tình nguyện mua và may bức phông màu xanh nhạt của trường (với tình hình kinh tế chưa hết bao cấp lúc đó, để có một phông màn cho trường không phải là điều đơn giản chưa kể công sức may);

- cô Lệ phải đã phải nhức đầu suy tính, nguợc xuôi tìm nguồn thức ăn rẽ khi đi chợ và nấu nưóng thế nào để các em nội trú có bữa ăn tạm được với số tiền đóng góp hạn chế của các em;

- thầy Thuần ngày phải lo chạy chất đốt cho nhà bếp, đêm hôm phải vào trường chăm lo khu nội trú;

- thầy Thanh gánh thêm việc của thợ điện, thợmộc thợ nề… cho trường;

- các thầy Trần Văn Hai, thầy Tăng Văn Dom… phải đạp xe hàng chục cây số để chỉ đến trường dạy thỉnh giảng vài tiết…

Cùng với vô vàn những đóng góp đây nhiệt tình cả dễ thấy lẫn thầm lặng của các thành viên khác của trường trong buổi ban đầu đó không thể kể ra hết trong bài hồi ức này.

[vii] Việc phân ban ở trường lúc đó chủ yếu dựa vào cách phân ban thi ĐH (A: Toán-Lí , B: Hoá-Sinh, C: Văn-Sử-Địa, D: Ngoại ngữ).


Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập EmptyTue May 18, 2010 4:09 pm

enelTiTi
Hãy hài lòng với những gì bạn có
enelTiTi

Student cấp III
Student cấp III

Giới tính : Nữ
Cung : Xử Nữ
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 142
Tài khoản Tài khoản : 194
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 08/09/1994
Tuổi Tuổi : 29
Châm ngôn Châm ngôn : Hãy hài lòng với những gì bạn có
Level: 29 Kinh nghiệm: 142%
Sinh mệnh: 142/100
Pháp lực: 29/100

Bài gửiTiêu đề: Re: Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập

 
Những năm đầu trường mới thành lập các thầy cô và anh chị thật vất vả.
Thời kì bao cấp sau cách mạng thiếu thốn đủ thứ mà các thầy cô lo hết cho các anh chị và các anh chị học giỏi như vậy là hay lắm đó.

 

Trường THPT chuyên Bến Tre những năm đầu thành lập

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’- Phòng Học Lớp Toán -‘๑’- :: -‘๑’-Bản Tin Giáo Dục-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất