-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Nito_photpho003

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nito_photpho003 EmptySat Apr 10, 2010 12:59 pm

loosic_tot
Đừng nói ko thể khi ko thử
loosic_tot

Student cấp III
Student cấp III

Giới tính : Nam
Cung : Bò Cạp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 167
Tài khoản Tài khoản : 233
Được cảm ơn : 0
Sinh nhật Sinh nhật : 23/10/1994
Tuổi Tuổi : 29
Châm ngôn Châm ngôn : Đừng nói ko thể khi ko thử
Level: 29 Kinh nghiệm: 167%
Sinh mệnh: 167/100
Pháp lực: 29/100

Bài gửiTiêu đề: Nito_photpho003

 
LUYỆN THI ĐẠI HỌC : NITƠ–PHOTPHO

Lí thuyết

Câu 1. Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ “Từ nitơ đến bitmút thì ....”
A. nguyên tử khối tăng dần B. bán kính nguyên tử tăng dần
C. độ âm điện tăng dần D. năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần
Câu 2. Nguyên tố nào trong nhóm nitơ không có cộng hóa trị 5 trong các hợp chất ?
A. Phopho B. Nitơ C. Asen D. Bitmut
Câu 3. Trong các hợp chất, nitơ có thể thể hiện bao nhiêu số oxi hóa ?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 4. Chỉ ra nội dung sai :
A. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hóa cao nhất là +5
B. Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hóa –3, +1, +2, +3, +4, +5
C. Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử.
D. Trong nhóm nitơ, khả năng oxi hóa của các nguyên tố tăng dần từ nitơ đến photpho
Câu 5. Trong nhóm nitơ, nguyên tố có tính kim loại trội hơn tính phi kim là:
A.Photpho B.Asen C.Bitmut D.Antimon
Câu 6. Trong nhóm nitơ, nguyên tố thể hiện tính kim loại và tính phi kim ở mức độ gần như nhau là:
A. Photpho B. Antimon C. Asen D. Bitmut
Câu 7. Chỉ ra nội dung đúng:
A. Tất cả các nguyên tố nhóm nitơ đều tạo được hiđrua
B. Các hiđrua của các nguyên tố nhóm nitơ có độ bền nhiệt tăng dần theo khối lượng phân tử.
C. Dung dịch các hiđrua của các nguyên tố nhóm nitơ có tính axit yếu.
D. Cả A, B và C
Câu 8. Từ nitơ đến bitmut, độ bền của các oxit:
A. có số oxi hóa +3 tăng, có số oxi hóa +5 nói chung giảm
B. có số oxi hóa +3 giảm, có số oxi hóa +5 nói chung tăng
C. có số oxi hóa +3 và +5 đều tăng
D. có số oxi hóa +3 và +5 đều giảm.
Câu 9. Oxit của nguyên tố trong nhóm nitơ có số oxi hóa +3 có tính chất của oxit bazơ là:
A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3
Câu 10. Trong các oxit của nguyên tố trong nhóm nitơ có số oxi hóa +3, oxit nào là lưỡng tính mà có tính bazơ trội hơn tính axit? A. P2O3 B. Sb2O3 C. As2O3 D. Bi2O3
Câu 11. Trong các oxit của nguyên tố thuộc nhóm nitơ có khối lượng oxi hóa +3, oxit nào dễ dàng tan trong dung dịch axit và hầu như không tan trong dung dịch kiềm?
A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3
Câu 12. Trong các oxit của các nguyên tố thuộc nhóm nitơ với số oxi hóa +3, oxit nào có tính lưỡng tính mà tính axit trội hơn tính bazơ?
A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3
Câu 13. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. môi trường. D. chất khử.
Câu 14. Chỉ ra nội dung sai:
A. Phân tử nitơ rất bền
B. Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hóa học và tác dụng được với nhiều chất.
C. Nguyên tử nitơ là phi kim hoạt động
D. Tính oxi hóa là tính chất đặc trưng của nitơ.
Câu 15. Cho 2 phản ứng sau:
N2 + 3H2 2 NH3 (1) N2 + O2 2NO (2)
A. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt B. Phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt
C. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt D. Cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt
Câu 16. Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với:
A.Mg B. K C. Li D. F2
Câu 17. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
A. N2 + 3H2 2NH3 B. N2 + 6Li 2Li3N C. N2 + O2 2NO D. N2 + 3Mg Mg3N2
Câu 18. Có bao nhiêu oxit của nitơ không điều chế được từ phản ứng trực tiếp giữa nitơ và oxi?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19 Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho
hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 20. Viết công thức các chất là sản phẩm của phản ứng sau:
NaNO2 + NH4Cl
A. NaCl, NH4NO2 B. NaCl, N2 , 2H2O
C. NaCl, NH3 , HNO2 D. 2NaCl, 2NH3 , N2O3, H2O
Câu 21. Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để:
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử... B. tổng hợp phân đạm
C. sản xuất axit nitric D. tổng hợp amoniac.
Câu 22. Khí nitơ (N2) tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do nguyên nhân nào sau đây
A Phân tử N2 có liên kết cộng hoá trị không phân cực. B Phân tử N2 có liên kết ion.
C Phân tử N2 có liên kết ba. D Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm
Câu 23. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là:
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh
C. Giấy quỳ mất màu D. Giấy quỳ không chuyển màu
Câu 24. Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng B. khói màu tím C. khói màu nâu D. khói màu vàng
Câu 25. Khi nhỏ dung dịch amoniac (dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì thấy xuất hiện kết tủa ?
A. AgNO3 B. Al(NO3)3 C. Ca(NO3)2 D. Cả A, B và C
Câu 26. Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+, liên kết giữa các phân tử NH3 và Cu2+ là :
A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết cho – nhận D. Liên kết kim loại
Câu 27. Cho các phản ứng sau:
H2S + O2 (dư) Khí X + H2O
NH3 + O2 Khí Y + H2O
NH4HCO3 + HCl loãng  Khí Z + NH4Cl + H2O
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là:
A. SO3, NO, NH3. B. SO2, N2, NH3. C. SO2, NO, CO2. D. SO3, N2, CO2.
Câu 28. Cho các oxit : Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29. Từ NH3 điều chế được hiđrazin có công thức phân tử là :
A. NH4OH B. N2H4 C. NH2OH D. C6H5NH2
Câu 30. Có thể làm khô khí NH3 bằng : A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CaO D. CuSO4 khan
Câu 31. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử dụng chất xúc tác là :
A. nhôm B. sắt C. platin D. niken
Câu 32. Chỉ ra nội dung sai :
A. Muối amoni là những hợp chất cộng hóa trị B. Tất cả muối amoni đểu dễ tan trong nước
C. Ion amoni không có màu D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn
Câu 33. Bột nở để làm cho bánh trở nên xốp chứa muối
A. NaHCO3 B. NH4HCO3 C. (NH4)2CO3 D. Na2CO3
Câu 34. Để điều chế N2O ở trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối :
A. NH4NO2 B. (NH4)2CO3 C. NH4NO3 D. (NH4)2SO4
Câu 35. Khi đun nóng muối nào sau đây có hiện tượng thăng hoa ?
A. NH4Cl B. NH4NO2 C. NH4NO3 D. NH4HCO3
Câu 36. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Câu 37. Chỉ ra nội dung sai :
A. Axit nitric là axit có tính oxi hóa mạnh
B. Tùy thụôc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ
C. Trong HNO3, ion H+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion NO
D. Thông thường khi tác dụng với kim loại, axit HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn axit HNO3 loãng bị khử đến NO
Câu 38. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 39. Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất nào sau đây:
A KNO3 và S B KNO3, C và S C KClO3, C và S D KClO3 và C
Câu 40. Phần lớn HNO3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế
A. phân bón B. thuốc nổ C. thuốc nhuộm D. dược phẩm
Câu 41. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu
được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 42. Chỉ ra nội dung sai :
A. Tất cả các muối nitrat đều tan tốt trong nước và là chất điện li mạnh
B. Muối nitrat đều không có màu
C. Độ bền nhiệt của muối nitrat phụ thuộc vào bản chất của cation kim loại tạo muối
D. Muối nitrat là các chất oxi hóa mạnh
Câu 43. Cho các muối nitrat : NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3. Có bao nhiêu muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2 ?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 44. Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội ?
A. Fe, Al B. Cu, Ag, Pb C. Zn, Pb, Mn D. Fe
Câu 45. Trong số các nhận định sau về các nguyên tố nhóm VA nhận định nào sai? Từ nitơ đến bitmut:
A tính phi kim giảm dần. B độ âm điện giảm dần.
C nhiệt độ sôi của các đơn chất tăng dần. D tính axit của các hidroxit tăng dần.
Câu 46. Người ta sản xuất khi nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 47. Người ta cần điều chế một lượng khí nhỏ nitơ tinh khiết trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C Dùng photpho để đốt hết oxi không khí. D Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 48. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư.Hiện tượng quan sát được là:
A Xuất hiện kết tủa màu xanh.
B Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần.
C Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi. Sau đó lượng kết tủa giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu xanh đậm
D Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt , lượng kết tủa tăng đến không đổi.
Câu 49. Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt que diêm vào vỏ bao diêm là:
A. 4P + 3O2 2P2O3 B. 4P + 5O2 2P2O5
C. 4P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl D. 2P + 3S P2S3
Câu 50. dung dịch nào sau đây không hoà tan được đồng kim loại ?
A Dung dịch HNO3 B Hỗn hợp dung dịch NaNO3 và HCl
C Dung dịch FeCl3 D Dung dịch FeCl2
Câu 51. Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra "khói trắng" , chất này có công thức hoá học là :
A HCl B N2 C NH4Cl D NH3
Câu 52. Khi nhiệt phân muối KNO3 thu được chất nào sau đây :
A KNO2 ,N2 và O2 B KNO2 và O2 C KNO2và NO2 D KNO2 , N2 và CO2
Câu 53 Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac
N2(k)+3H2(k) 2NH3(k)
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần.
Câu 54. Dung dịch HNO3 đặc , không màu , để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành :
A Màu đen sẫm . B Màu nâu đỏ . C Màu vàng nâu . D Màu trắng sữa .
Câu 55. So sánh hai hợp chất NO2 và SO2 . Vì sao chất thứ nhất có thể đime hoá tạo thành N2O4 trong khi chất thứ hai không có tính chất đó
A Vì N có độ âm điện cao hơn S .
B Vì nguyên tử N trong phân tử NO2 còn một electron độc thân .
C Vì nguyên tử N trong phân tử NO2 còn một cặp electron chưa liên kết .
D Một nguyên nhân khác .
Câu 56. Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của :
A Cu(OH)2 B [Cu(NH3)4]SO4 C [Cu(NH3)4](OH)2 D [Cu(NH3)4]2+
Câu 57. Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 sẽ thu được các hoá chất sau:
A CuO , NO2 và O2 B Cu , NO2 và O2 C CuO và NO2 D Cu và NO2
Câu 58. Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng sau :
A. 3P + 5HNO3 + 2H2O 3H3PO4 + 5NO
B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4
C. 4P + 5O2 2 P2O5 P2O5 + 3H2O 2H3PO4
D. 2P + 5Cl2 2PCl5 PCl5 + 4H2O H3PO4 + 5HCl
Câu 59. Công thức hoá học của supephotphat kép là :
A Ca3(PO4)2 B Ca(H2PO4)2 C CaHPO4 D Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Câu 60. Công thức hoá học của amophot , một loại phân bón phức hợp là :
A Ca(H2PO4)2 B NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2
C NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 D (NH4)2HPO4 và Ca(H2PO4)2

Bài tập

Câu 1. Để diều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất = 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là: A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít
Câu 2.. Cho 1,5 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16g CuO nung nóng thu được chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:
A. 1 lít B. 0,1 lít C. 0,01 lít D. 0,2 lít
Câu 3. Dùng 56m3 khí NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là:
A. 36,225 kg B. 362,250 kg C. 3622,000 kg D. Kết quả khác
Câu 4. Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là:
A. 11,2 lít B. 5,6 lít C. 3,5 lít D. 2,8 lít
Câu 5. Thể tích N2 tối đa (đktc) có thể thu được khi đun nóng dd có chứa 0,5 mol NH4Cl và 0,85mol NaNO2 là : A. 1,12lít B. 16,8lít C. 11,2lít D. 22,4lít
Câu 6. Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỷ lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là:
A. 15% và 85% B. 82,35% và 77,5% C. 25% và 75% D. 22,5% và 77,5%
Câu 7. Hỗn hợp gồm O2 và N2 có tỷ khối hơi so đối với hyđro là 15,5. Thành phần phần trăm của O2 và N2 về thể tích là:
A. 91,18% và 8,82% B. 22,5% và 77,5% C. 75% và 25% D. Một kết quả khác
Câu 8. Một oxit nitơ có công thức NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit nitơ đó là: A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5
Câu 9. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hyđro ở nhiệt độ 00C và 10atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 00C. Biết rằng có 60% hyđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là: A. 10 atm B. 8 atm C. 9 atm D. 8,5 atm
Câu 10. Hỗn hợp A gồm Fe và ba oxit của nó. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng, có 672 ml NO thoát ra (đktc) và dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D, thu được 50,82 gam một muối khan. Trị số của m là:
A. 16,08 gam B. 11,76 gam C. 18,90 gam D. 15,12 gam
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,075. C. 0,12. D. 0,06.
Câu 12. Người ta có thể điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân amoniđicromat (NH4)2Cr2O7 :
(NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O
Biết khi nhiệt phân 32g muối thu được 20g chất rắn. Hiệu suất của phản ứng này là:
A. 90,0% B. 100,0% C. 91,0% D. 94,5%
Câu 13. Một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1 : 4 và áp suất 200atm với một ít chất xúc tác thích hợp. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về 00C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 70% B. 80% C. 25% D. 50%
Câu 14. Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ 1 : 3 về thể tích. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 cho ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B. Tỷ khối hơi của A đối với B là 0,6. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là : A. 80% B. 50% C. 70% D. 85%
Câu 15. Cho hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ số mol vào một bình kín có t = 150C, áp suất p1. Tạo điều kiện để phản ứng xảy ra. Tại thời điểm t = 6630C, p = 3p1. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 20% B. 15% C. 15,38% D. 35,38%
Câu 16. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 6,5g Zn vào dung dịch axit HNO3 thu được 4,48 lít khí (đktc). Vậy nồng độ axit này thuộc loại nào :
A. Đặc B. Loãng C. Rất loãng D. Không xác định được
Câu 18. Để điều chế 2 lít dung dịch HNO3 0,5M cần dùng một thể tích khí NH3 (đktc) là:
A. 5,6 Lít B. 11,2 lít C. 4,48 lít D. 22,4 lít
Câu 19. Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) là: A. 3 lít B. 4 lít C. 5 lít D. 7 lít
Câu 20. Cho 12,8g đồng tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp hai khí NO và NO2 có tỷ khối đối với H2 = 19. Thể tích hỗn hợp đó ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 0,448 lít
Câu 21. tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở
đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X
đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 22. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi
dung dịch X là : A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam.
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 45,9 gam kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. Hỏi R là kim loại nào ?
A. Mg B. Fe C. Al D. Cu.
Câu 24. Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 sẽ thu được một lượng HNO3 là: A. 63g B. 50,4g C. 78,75g D. Kết quả khác
Câu 25 Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.
Câu 26. Điện phân dung dịch một muối nitrat kim loại với hiệu suất dòng là 100%, cường độ không đổi là 7,72A trong thời gian 9 phút 22,5 giây. Sau khi kết thúc khối lượng catot tăng lên 4,86 gam kim loại bám vào. kim loại đó là : A.Cu B.Hg C.Ag D.Pb
Câu 27 Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2
lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1. B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1. D. V2 = 1,5V1.
Câu 28. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 50ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thì có 11,65g một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch X là:
A. (NH4)2SO4 : 1M ; NH4NO3 : 2M B. (NH4)2SO4 : 2M ; NH4NO3 : 1M
C. (NH4)2SO4 : 1M ; NH4NO3 : 1M D. (NH4)2SO4 : 0,5M ; NH4NO3 : 2M
Câu 29. Khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150kg phôtpho là (có 3% P hao hụt trong quá trình sản xuất) : A. 1,189 tấn B. 0,2 tấn C. 0,5 tấn D. 2,27 tấn
Câu 30. Thêm V ml dung dịch HNO3 0,2 M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,05 M thu được (V + 100) ml dung dịch X có pH = 1. Hãy chọn giá trị đúng của V.
A. 300 ml ; B. 350 ml ; C. 400 ml ; D. 450 ml.
Câu 31. Cho 100ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50ml dung dịch H3PO4 1M, dung dịch muối thu được có nồng độ mol là : A. 0,55M B. 0,33M C. 0,22M D. 0,66M
Câu 32. Hòa tan 14,2g P2O5 trong 250g dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch H3PO4 thu được là : A. 5,4 B. 14,7 C. 16,7 D. 17,6
Câu 33. Cho 13,44m3 khí NH3 (đktc) tác dụng với 49kg H3PO4. Thành phần khối lượng của amophot thu được là :
A. NH4H2PO4 : 60kg ; (NH4)2HPO4 : 13,2kg
B. NH4H2PO4 : 36kg ; (NH4)2HPO4 : 13,2kg ; (NH4)3PO4 : 10kg
C. NH4H2PO4 : 13,2kg ;(NH4)2HPO4 : 13,2kg ; (NH4)3PO4 : 10kg
D.A,B,C đều sai
Câu 34. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hòan toàn, đem cô cạn dung dịch thu được. Những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 : 50g B. Na2HPO4 : 15g và Na3PO4 : 49,2 g
C. NaH2PO4 : 49,2g và Na2HPO4 : 14,2g D. Na2HPO4 ; 14,2g và Na3PO4 : 49,2g
Câu 35. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% dùng để điều chế được 500kg supephotphat kép là :
A. 677kg B. 644kg C. 650kg D. 720kg
Câu 36. Khối lượng NH3 và dung dịch HNO3 45% đủ để điều chế 100kg phân đạm NH4NO3 loại có 34% N là :
A. 20,64kg và 170,0kg B. 20,64 kg và 100,0kg
C. 10,7kg và 90,0kg D. 10,7kg và 25,0kg
Câu 37. Người ta điều chế supe photphat đơn từ một loại bột quặng có chứa 73% Ca3(PO)4, 25% CaCO3, và 1% SiO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% đủ để tác dụng với 100kg bột quặng là :
A. 100,0kg B. 110,2kg C. 120,0kg D. 108,7kg
Câu 38. Khi hòa tan 30g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc). Hàm lượng % của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 4,0% B. 2,4% C. 3,2% D. 4,8%
Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được có các muối :
A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na3PO4
Câu 40. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng 50% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là : A. 69,00 B. 82,39 C. 71,30 D. 73,10
Câu 41. Cho 10 tấn H2SO4 98% tác dụng hết với 1 lượng vừa đủ Ca3(PO4)2 thì thu được bao nhiêu tấn superphotphat đơn, biết hiệu suất điều chế là 80%.
A. 18,15T ; B. 20,24 T ; C. 36,88 T ; D. 40, 48 T.

 

Nito_photpho003

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Góc Học Tập-‘๑’- :: Hóa Học-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất