-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 René Descartes (1596-1650) nhà đại Bác học Pháp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
René Descartes (1596-1650) nhà đại Bác học Pháp  EmptyTue Jun 28, 2011 6:03 pm

quythanhkhuu
Where there is a will, there is a way
quythanhkhuu

Pythagore
Pythagore

Giới tính : Nam
Cung : Hổ Cáp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1304
Tài khoản Tài khoản : 2071
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 03/01/1994
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ap 2 Huu Dinh_ Chau Thanh_Ben Tre
Châm ngôn Châm ngôn : Where there is a will, there is a way
Level: 30 Kinh nghiệm: 1304%
Sinh mệnh: 1304/100
Pháp lực: 30/100

Bài gửiTiêu đề: René Descartes (1596-1650) nhà đại Bác học Pháp

 
1/ Thuở thiếu thời.

Réné Descartes chào đời tại La Haye thuộc tỉnh Touraine nước Pháp, ngày 31 tháng 3 năm 1596 trong một gia đình quý tộc. Cậu Réné này là con thứ ba của ông Joachim Descartes, cố vấn Nghị Viện Rennes và bà Jeanne Brochard.

Cậu trải qua thời thơ ấu mà không có đủ tình thương của mẹ vì vào năm cậu lên một tuổi, mẹ cậu qua đời. Ông Joachim giao cậu cho người vú nuôi dưỡng nên về sau, Descartes vẫn còn quý mến người mẹ nuôi này. Mẹ cậu đã chết vì bệnh phổi nên cậu Réné cũng hay ho khan và làn da xanh lợt của cậu khiến cho các y sĩ đoán rằng cậu cũng chẳng sống lâu.

Năm 1600, ông Joachim kết hôn với cô Morin và có thêm với bà vợ này 4 người con, nhưng trong số 7 đứa trẻ, ông nhận thấy chỉ có Descartes là thông minh nhất. Tuy nhiên tính tình của cậu trai này lại không hợp với ông và ông thường phàn nàn về bản tính ương ương gàn gàn của cậu. Ông lại bông đùa mà gọi cậu Réné là "triết gia" và không ngờ rằng sau này, tư tưởng của cậu sẽ khởi đầu một ngành triết học mới.

Vì không thường sống chung trong gia đình nên cậu Réné bị mọi người quên lãng, cha cậu gần như không thừa nhận đứa con thiệt thòi này còn các anh em khác lại hay dèm pha và tỏ ra không có cảm tình với cậu. Vào thời còn niên thiếu mà đã gặp phải nhiều cay đắng nên về sau, Descartes đã lẩn trốn các người thân yêu mà không hối tiếc. Hoàn cảnh này phải chăng đã khiến cho Descartes trở nên một người sống cô đơn và đau khổ.

Năm lên 8 tuổi, Descartes được theo học trường La Flèche do các cha Dòng Tên đảm nhiệm. Trường học này được Vua Henri IV lập ra, mục đích để dạy dỗ con cháu các gia đình quý tộc. Từ khi ngồi vào ghế nhà trường, Descartes đã tỏ ra là một học sinh gương mẫu. Cậu được học về Văn Chương, Vật Lý, Luận Lý, Siêu Hình v.v. Tất cả các môn học này đều khó hiểu vì chứa đựng nhiều học thuyết tối nghĩa và nhiều tư tưởng cao siêu. Muốn hiểu thấu tất cả, người học sinh phải có một trí thông minh đáng kể. Hơn nữa, phương pháp giáo dục lại cổ hủ vì chỉ gồm các cuộc tranh luận về những bài trích giảng từ các tác phẩm của Aristotle. Các học sinh tranh luận với nhau bất kể nơi nào, lúc nào: ở trong lớp, khi đi dạo, vào giờ ra chơi... Vì cách giảng dạy này, Descartes đã yêu thích môn Toán Học hơn các môn học khác. Tại trường Dòng Tên, có vài vị tu sĩ đã là môn đệ về Toán Học của Clavius và Stifel là các nhà toán học danh tiếng thời đó. Nhưng ngành Toán Học vào thời kỳ này hãy còn sơ sai và chỉ được áp dụng vào vài kỹ thuật đơn giản. Triết Học là môn học chính của nhà trường nên chỉ có một số ít học sinh theo đuổi môn Toán Học. Descartes học hành rất tiến bộ về cả hai môn Toán Học và Triết Học khiến cho các cha Dòng Tên hết sức khen ngợi.

Khi còn niên thiếu, Descartes đã tỏ ra là người hiếu học, ưa suy tưởng. Thể chất của cậu rất yếu đuối, cậu không làm việc được nhiều mà phải nằm nghỉ, nhưng nhờ ưu điểm là học hành xuất sắc, các cha Dòng Tên đã miễn cho cậu không phải làm các công việc phụ. Cậu được phép tỉnh dậy muộn vào buổi sáng trong khi các bạn khác phải thức dậy đúng giờ và làm việc cực nhọc hơn.

Sự dậy muộn đã khiến cho Descartes khỏe mạnh hơn nhưng điều có lợi nhất đối với cậu là cậu có đủ thời giờ xây dựng một phương pháp suy tưởng. Khi cậu bừng tỉnh, mặt trời đã lên cao, phòng ngủ trong tu viện yên lặng như tờ vì các bạn khác đã ra đi từ sớm. Chính tại nơi cô tịch, cậu Réné đã suy nghĩ lan man đến mọi sự vật, cậu đã đặt câu hỏi, suy luận rồi tự trả lời, tất cả các điều thắc mắc về sự vật đã diễn ra trong khối óc của cậu bé mảnh mai này. Trường hợp sức khỏe mỏng manh của Descartes làm nhiều người liên tưởng tới thể chất của Newton, của Pascal và nhiều nhà bác học khác và người ta tự hỏi phải chăng ở trong cái cơ thể mảnh mai đó, khả năng tư tưởng của con người đã được phát triển hơn?


2/ Thời kỳ trưởng thành.

Năm 1614, Descartes rời trường La Flèche lên sống tại thành phố Paris. Khi đó chàng thanh niên 18 tuổi này đã thông thạo tiếng La Tinh và Toán Học nhưng chàng không khỏi cảm thấy mình còn nhiều nhầm lẫn và nghi ngờ về các điều học hỏi. Vài tháng sau, Descartes đến ghi tên vào Đại Học Luật Khoa tại Poitiers và đậu ra với văn bằng Cử Nhân. Sự học Luật đã không mang lại cho chàng thanh niên này nhiều hứng thú vì Triết Học vẫn là môn học chàng ưa thích. Chàng cho rằng các cuộc du lịch sẽ giúp chàng gặp gỡ được các nhân vật danh tiếng để học hỏi thêm và cũng là dịp bổ túc về hiểu biết Triết Lý. Descartes đã tìm lối thoát bằng cách ghi tên vào quân đội. Đây quả là một lối du lịch đặc biệt chỉ có vào thế kỷ 17 và chỉ hợp với hoàn cảnh của chàng thanh niên đầy nghị lực này.

Năm 1616, Descartes gia nhập quân đội của Hoàng Tử Maurice de Nassau để chống nhau với quân đội cơ đốc của Tây Ban Nha. Hòa bình vãn hồi, Descartes tới Breda nước Hòa Lan, ghi tên vào Hàn Lâm Viện Quân Sự. Tại nơi này, chàng lãnh hội thêm được các hiểu biết mới mẻ về Toán Học.

Một hôm, Descartes thấy một số người xúm lại xem một tờ yết thị viết bằng tiếng Flamand. Chàng không biết ngôn ngữ này nên nhờ một người đứng gần đó phiên dịch. Đó là một đề bài hình học của một người ẩn danh, nhờ các nhà toán học trong vùng giải đáp. Người mà Descartes nhờ dịch đề bài là ông Isaac Beeckman, hiệu trưởng trường Dort và cũng là một nhà toán học danh tiếng. Ông ta thấy bài toán trên khá khó và lấy làm ngạc nhiên khi nghe Descartes hứa sẽ giải được. Thực vậy, một người trong bộ quân phục vào thời đó thường chỉ có một trình độ văn hóa trung bình nên chưa chắc gì có đủ khả năng theo kịp các kiến thức mới lạ về Toán Học. Sự ngạc nhiên của ông Beeckman lại càng tăng thêm vì sáng hôm sau, Descartes đã tới tận nhà ông và trao bài giải đáp. Từ đó hai người trở nên đôi bạn thân thiết và về sau này, dù có ở nơi xa xôi, Descartes vẫn viết thư thăm hỏi và tranh luận cùng ông Beeckman.

Vào tháng 4 năm 1619, Descartes rời Breda đi Đan Mạch rồi tới nước Đức và xin vào quân đội của Hầu Tước Maximilien de Bavière, khi đó đang đánh nhau với Vua xứ Bohême. Descartes đã dự nhiều trận mạc nhưng chàng không bao giờ ngừng học hỏi về Siêu Hình và Toán Học và nếu có trường hợp nào cần áp dụng kiến thức Toán Học, chàng đều đem ra thực hành ngay.

Mùa đông năm 1620, Descartes đóng quân gần thành Ulm và chính vào đêm hôm mồng 10 tháng 11 năm đó, khi ngồi bên lò sưởi, chàng thấy tinh thần minh mẫn lạ thường: chàng đã tìm thấy được nền tảng của "một Khoa Học đáng khâm phục", đó là một phương pháp mang tính cách rất tổng quát của Khoa Học.

Cuộc sống quân nhân tuy giúp chàng du lịch được nhiều nơi nhưng cũng không khỏi khiến chàng chứng kiến nhiều điều ngang trái và bất công của đời người. Cũng vì những điều này mà Descartes chán nghề gươm súng. Chàng từ giã cuộc sống quân ngũ và bước vào cuộc đời của một lữ khách tự do năm 1621.

Sau khi đi lang thang khắp các miền phương bắc nước Đức, Descartes xuống thuyền sang xứ Hòa Lan. Chàng vẫn còn giữ bản tính trầm ngâm và lời nói nhỏ nhẹ của thời niên thiếu nên khi thấy chàng trong bộ y phục bảnh bao với thanh kiếm đeo bên hông và tên hầu người Pháp, nhiều người đã cho rằng đây là một công tử non nớt. Vì vậy khi thuyền lênh đênh giữa biển cả, các thủy thủ Hòa Lan tưởng chàng là người ngoại quốc, không biết tiếng nước họ nên chúng không ngần ngại bàn với nhau cùng giết chàng rồi ném xác xuống biển để cướp lấy tiền bạc. Tức thì, Descartes đứng phắt dậy và chế ngự nhóm thủy thủ âm mưu bằng những lời nói đanh thép, khiến cho cả bọn phải sợ hãi và phải đưa chàng lên bờ bình yên.

Descartes thăm viếng xứ Hòa Lan xong, trở về nước Pháp vào năm 1622 rồi sang Thụy Sĩ và Ý Đại Lợi. Vào thời gian này, nhà đại bác học Galilei mới đề cập tới một môn phái mới của Triết Học : ngành Triết Học Thực Nghiệm. Các thí nghiệm và lý thuyết của Galilei đã khiến cho ông trở thành một nhân vật danh tiếng trong giới Khoa Học nhưng Descartes khi sang nước Ý lại không được nghe danh và gặp gỡ nhà đại bác học này.
Nguồn: MathScope.ORG

 

René Descartes (1596-1650) nhà đại Bác học Pháp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Toán-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất