-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Pafnuty Lvovich Chebyshev (1821-1894)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Pafnuty Lvovich Chebyshev (1821-1894)  EmptyTue Jun 28, 2011 6:02 pm

quythanhkhuu
Where there is a will, there is a way
quythanhkhuu

Pythagore
Pythagore

Giới tính : Nam
Cung : Hổ Cáp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1304
Tài khoản Tài khoản : 2071
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 03/01/1994
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ap 2 Huu Dinh_ Chau Thanh_Ben Tre
Châm ngôn Châm ngôn : Where there is a will, there is a way
Level: 30 Kinh nghiệm: 1304%
Sinh mệnh: 1304/100
Pháp lực: 30/100

Bài gửiTiêu đề: Pafnuty Lvovich Chebyshev (1821-1894)

 
Mùa hè năm 1893, tại Sicagô có mở một cuộc triển lãm công nghiệp quốc tế. Ở đây trưng bày rất nhiều thứ thú vị và hấp dẫn. Bất kể ngày hè nóng nực, người xem vẫn tụ tập đông nghịt. Nơi thu hút nhiều người xem nhất là tòa nhà ở đó giới thiệu nhiều máy móc kỳ lạ được đưa về từ nước Nga xa xôi. Đây là chiếc máy “đi bằng chân” có thể bước đi những bước khá thoải mái và chính xác như bốn chân con vật. Còn đây là chiếc ghế bành biết đi, có thể ngồi vào đó và chỉ huy cho nó đi theo một hướng bất kỳ. Chiếc thuyền có máy bơi cũng hơi cũng thu hút sự chú ý của người xem. Một nhà bác học sau khi xem chiếc thuyền đó đã phải thừa nhận: “Tôi rất khoái chiếc thuyền có chân này. Nó có thể đi dưới nước như ngựa vậy!”
Trong triển lãm này còn nhìn thấy bộ điều chỉnh ly tâm rất hoàn mỹ và nhiều máy móc khác. Đặc biệt, toàn thể người xem đều rất kinh ngạc chú ý đến chiếc máy tính (máy kế toán) thực hiện rất nhanh và hoàn toàn chính xác bốn phép tính số học. Người sáng tạo ra những chiếc máy đặc sắc đó là P. L. Tsêbưsep, người xứng đáng được mệnh danh là “cha đẻ của lý thuyết hiện đại về các máy móc”.
Tsêbusep bị tật một chân. Có lẽ vì thế lúc bé Tsêbưsepkhông thích những trò chơi ồn ào của bè bạn và thích được ngồi yên tĩnh một mình.
Hồi nhỏ người bạn trung thành của Tsêbưseplà con dao nhíp và cậu sử dụng nó rất điêu luyện. Tsêbưsepcó thể ngồi hàng giờ kỳ cục làm lấy những chiếc máy bằng gỗ đủ loại. Chẳng hạn, cậu đã chế tạo chiếc cối xay nước và cối xay gió rất tinh xảo với tất cả các bộ truyền chuyển động.
Lòng ham mê chế tạo và thiết kế Tsêbưsep còn giữ đến trọ đời. Ngay khi đã thành nhà toán học nổi tiếng, Tsêbưsep vẫn giành nhiều thời gian cho việc chế tạo những chiếc máy có cấu tạo đặc biệt. Những kiến thức tuyệt mỹ của nhà toán học đã giúp ông kiến trúc những chiếc máy rất phức tạp; và ngược lại, những mô hình do ông chế tạo ra đặt cho ông nhiều bài toàn mà ông và học trò phải tìm cách giải.
Hồi nhỏ Tsêbưsep học ở nhà; 16 tuổi là sinh viên ban Toán khoa Triết của trường ĐHTH Maxcơva. Vào năm 1841, Tsêbưsep đã được trao tặng huy chương bạc về tác phẩm “Tính nghiệm các phương trình”. Tsêbưsep ham mê toán học và cơ học đến mức rất nhiều bài toán đã được giải trên đường đi. Thậm chí, chính ông đã thú nhận, ông suy nghĩ cả khi ngồi trong nhà hát, khi nghe nhạc hoặc khi xem biểu diêc văn công.
Tsêbusep tốt nghiệp ĐH vào năm 20 tuổi. Năm 25 tuổi, ông bảo vệ một luận án kỳ diệu “Kinh nghiệm phân tích cơ sở lý thuyết xác suất”, một năm sau ông về dạy ở trường ĐH Pêtécbua. Vào năm 1849, Tsêbưsep bảo vệ luận án tiến sĩ “Lý thuyết so sánh” bao gồm một trong những chương trình quan trọng nhất của lý thuyết số hiện đại. Vào năm 1853, do những đóng góp to lớn trong lĩnh vực khoa học. Tsêbưsep được chọn làm tùy viên của Viện hàn lâm khoa học Pêtecbua và đến năm 1859 đã trở thành viện sĩ chính thức.
Vinh dự lớn cho Tsêbusep, một nhà bác học vĩ đại về toán là đã được bầu làm viện sĩ danh dự của nhiều viện hàn lâm, trường ĐH và hội toán ở Nga cũng như ở nước ngoài.
Viện sĩ Tsêbưsep là người sáng lập ra trường phái Toán học Pêtecbua. Đặc điểm nổi bật của trường phái này là dũng cảm, mạnh bạo trong khoa học và liên hệ rất chặt chẽ giữa lý thuyết toán và thực tế. Trường phái đó đã trở nên vinh quang muôn thủa. Những học trò xuất sắc củaTsêbưsep như A. N. Korlin, E. I. Dôlôtarep, A. A. Máckốp, G. F. Vôrônôi, A. M. Liapunôp, V. A. Xteclôp, A. N Kpưlôp, X. N. Becnơxtanh và nhiều người khác, đã trở thành những nhà bác học lẫy lừng thế giới.
Nguồn: MathScope.ORG



 

Pafnuty Lvovich Chebyshev (1821-1894)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Toán-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất