-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Giáo sư LÊ VĂN THIÊM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Giáo sư LÊ VĂN THIÊM  EmptyTue Jun 28, 2011 5:57 pm

quythanhkhuu
Where there is a will, there is a way
quythanhkhuu

Pythagore
Pythagore

Giới tính : Nam
Cung : Hổ Cáp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1304
Tài khoản Tài khoản : 2071
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 03/01/1994
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ap 2 Huu Dinh_ Chau Thanh_Ben Tre
Châm ngôn Châm ngôn : Where there is a will, there is a way
Level: 30 Kinh nghiệm: 1304%
Sinh mệnh: 1304/100
Pháp lực: 30/100

Bài gửiTiêu đề: Giáo sư LÊ VĂN THIÊM

 
GS. Lê Văn Thiêm sinh ngày 29.3.1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Ông mất ngày 3.7.1991 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1930, cả cha và mẹ Lê Văn Thiêm đều qua đời. Phát huy truyền thống gia phong, anh đã vào Quy Nhơn, nương tựa nơi người anh cả Lê Văn Kỷ đang hành nghề thuốc ở đó, để học tại Trường Collège de Quy Nhơn (nay là Trường Quốc học Quy Nhơn). Với chí tiến thủ cao và lòng ham mê học tập, tại đây, Lê Văn Thiêm đã làm cho tất cả các thầy giáo phải kinh ngạc về sự thông minh xuất chúng của mình, đặc biệt ở môn Toán học. Anh giải được những bài toán của các lớp trên và giải bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ trong 4 năm (1933 - 1937), anh đã hoàn thành xuất sắc chương trình học 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với Phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lại lập một kỳ tích mới: thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11 ngày nay), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong 2 năm. Ngay năm sau, anh lại thi đỗ tú tài toàn phần.

Nguyện vọng lúc này của Lê Văn Thiêm là học tiếp Toán học ở bậc đại học. Tuy nhiên, khi đó cả Đông Dương chỉ có một trường đại học tại Hà Nội, chuyên về Y khoa và Luật khoa, chưa đào tạo cử nhân Toán, nên năm 1938, Lê Văn Thiêm đành phải ghi tên theo học lớp Lý - Hoá - Sinh (PCB) để chuẩn bị vào học ngành Y. Năm sau (1939) với thành tích đỗ thứ nhì kỳ thi PCB, Lê Văn Thiêm được nhận học bổng sang Pháp du học.

Đến Pháp, Lê Văn Thiêm xin ghi tên vào Trường Đại học Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris), một cái nôi đào tạo nhân tài toán học của nước Pháp. Trở thành sinh viên của trường này là một vinh dự to lớn và niềm ước mơ của nhiều người Pháp cũng như người nước ngoài. Ước mơ được theo đuổi ngành Toán học ấp ủ từ lâu nay đã được chắp cánh. Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôn tính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học lại bình thường. Sau 1 năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người. Anh sang Đức và ở đó, anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán học để nhận bằng tiến sĩ A Toán học (1945). Anh định học tiếp để nhận bằng tiến sĩ B Toán học thì giáo sư hướng dẫn qua đời, thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội Đức đang rất rối ren, nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh, Lê Văn Thiêm quyết định trở về Pháp để tiếp tục nghiên cứu Toán học.

Năm 1946, được tin phái đoàn Chính phủ Việt Nam DCCH đến Paris để đàm phán, Lê Văn Thiêm đã tự nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước. Năm 1948, anh đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội nghị hoà bình thế giới tại Ba Lan. Cùng năm đó (1948), dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hàng đầu về Hàm giải tích của Pháp, Giáo sư Georges Valiron, Lê Văn Thiêm đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học quốc gia về Toán, và được mời dạy Toán tại Đại học Bách Khoa ở Zurich (Thụy Sĩ). Ông trở thành thần tượng và niềm mơ ước của các lớp sinh viên Việt Nam và các nước trên thế giới.

Lúc này, Lê Văn Thiêm đang quan tâm đến lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình hoặc còn gọi là lý thuyết Nevanlina - một trong những lý thuyết được coi là đẹp nhất của toán học ở thế kỷ XX. Ông đã may mắn được làm nghiên cứu với chính tác giả của lý thuyết này - giáo sư Nevanlina, nhà toán học Phần Lan, đã có thời gian là Chủ tịch Hội Toán học Quốc tế. Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm của "Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina". Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà còn vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Trong những công trình khoa học và sách chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc tới công trình của ông viết cách đây hơn nửa thế kỷ và nhắc đến ông như là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết về Toán học.

Năm 1949, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm đã có một quyết định hệ trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời ông và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam - lòng yêu nước và chí căm thù xâm lược đã thúc giục ông từ bỏ địa vị khoa học không ít người mơ tưởng ở Zurich lừng danh để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông đã trở về nước qua đường bay Paris - Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Campuchia về rừng U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19.12.1949. Trong thời gian công tác ở khu 9, Lê Văn Thiêm đã được GS. Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Một Việt kiều, mới về nước có 4 tháng, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản, đây là điều hiếm thấy.

Sau thắng lợi vang dội của chiến dịch Biên giới năm 1950, Chính phủ ta khẩn trương chuẩn bị lực lượng cán bộ khoa học cho việc kiến thiết đất nước sau ngày toàn thắng. Tháng 7.1950, Đề án giáo dục được thông qua nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thời kỳ cách mạng mới. Từ năm học 1950 - 1951, trong điều kiện khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, nước ta đã từng bước hình thành ba trung tâm đại học: trung tâm Việt Bắc gồm các trường: Đại học Y, Ban quân dược, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật; trung tâm Thanh - Nghệ với hai phân hiệu Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên; Khu học xá Trung ương (đặt nhờ tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên trung học.

Năm 1951, Lê Văn Thiêm được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ba lô trên vai, ông đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết. "Ngoài những bài giảng của giáo viên trên lớp, toàn bộ tài liệu học tập chỉ có hai tập sách giáo khoa đại học, một về toán đại cương, một về Vật lý đại cương xuất bản tại Pháp, do Giáo sư Thiêm mang về... Trong điều kiện bộ máy hành chính và hậu cần giúp việc của nhà trường rất nhỏ bé, Giáo sư Thiêm đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Đoàn học sinh để quản lý một cách toàn diện mọi hoạt động của trường" (GS. Lê Thạc Cán kể lại). Cho đến nay, hầu hết sinh viên trường Khoa học Cơ bản năm xưa đều đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học ưu tú có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, một số không ít đã là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Trong những thành công này có một phần đóng góp không nhỏ của GS. Lê Văn Thiêm, người sáng lập, chỉ đạo và điều hành Trường Khoa học Cơ bản. Ở Việt Bắc, cùng với các nhà khoa học lớn như Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm đã đặt nền móng đầu tiên cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng, đã tạo dựng nên thế hệ cán bộ khoa học đầu tiên của nước Việt Nam mới.

Sau ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954), Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, do GS. Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng và Trường Đại học Sư phạm Khoa học do GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng. Cùng với một số trường đại học khác như Đại học Y Dược, Đại học Nông nghiệp, đây là những trường đại học đầu tiên của nước ta sau ngày hòa bình lập lại. Phụ trách môn Toán có các giáo sư Lê Văn Thiêm, Nguyễn Thúc Hào và các cán bộ giảng dạy Nguyễn Cảnh Toàn, Khúc Ngọc Khảm, Ngô Thúc Lanh; về Vật lý có các giáo sư Ngụy Như Kontum, Vũ Như Canh và các cán bộ giảng dạy Dương Trọng Bái, Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Phương.

Trường Đại học Sư phạm Khoa học tồn tại chỉ 2 năm (1955 - 1956) và đào tạo được ba khoá, nhưng trường đã có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ngày nay nhìn lại, có thể thấy rằng tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín. Riêng về Toán - Lý, có các nhà khoa học nổi tiếng như Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự; nhiều giáo sư, nhà khoa học tài danh khác đã xuất thân từ Trường Đại học Sư phạm Khoa học.

Xuất phát từ nhu cầu trước mắt và lâu dài, yêu cầu phát triển khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản, ngày 4.6.1956 Chính phủ đã ra quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại học: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Y - Dược, Đại học Nông - Lâm và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội do GS. Ngụy Như Kontum làm hiệu trưởng. Từ năm 1957 - 1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kiêm Chủ nhiệm Khoa Toán.

:nemoflowtôi hi vọng rằng sẽ có nhiề người biết về lịch sử toán học VIỆT NAM)
Nguồn: MathScope.ORG


 

Giáo sư LÊ VĂN THIÊM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Toán-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất