-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Giáo sư Hoàng Xuân Sính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Giáo sư Hoàng Xuân Sính EmptyTue Jun 28, 2011 5:52 pm

quythanhkhuu
Where there is a will, there is a way
quythanhkhuu

Pythagore
Pythagore

Giới tính : Nam
Cung : Hổ Cáp
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1304
Tài khoản Tài khoản : 2071
Được cảm ơn : 9
Sinh nhật Sinh nhật : 03/01/1994
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ap 2 Huu Dinh_ Chau Thanh_Ben Tre
Châm ngôn Châm ngôn : Where there is a will, there is a way
Level: 30 Kinh nghiệm: 1304%
Sinh mệnh: 1304/100
Pháp lực: 30/100

Bài gửiTiêu đề: Giáo sư Hoàng Xuân Sính

 
Nhà toán học Hoàng Xuân Sính không chỉ là nhà khoa học xuất sắc mà còn là một trí thức yêu nước, đam mê nghề nghiệp nồng nhiệt. Chị là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về toán học.


Gần một nghìn năm khoa cử Nho giáo ở nước ta, đã có 2.874 người đỗ tiến sĩ. Song tất cả đều là... nam giới! Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ duy nhất phải cải nam trang để đi thi và đỗ tiến sĩ, nhưng sau khi bị phát hiện là nữ, bà liền bị xóa sạch mọi danh vọng!


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời chế độ cộng hòa đã thay đổi "phận đàn bà" ở nước ta. Nữ giáo sư, tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính là một trường hợp tiêu biểu. Và, trong "nghiệp toán vừa khó, vừa khổ, lại vừa khô", tiếp bước chị, đã có vài nữ tiến sĩ khoa học như Lê Hồng Vân, Nguyễn Thị Thiều Hoa...


Thế là chị Sính trở lại Paris. Chị đã sống qua thời sinh viên tại Pháp, thi lấy bằng cử nhân khoa học và bằng thạc sĩ toán học tại đây. Cũng chính tại đây, chị bí mật tham gia phong trào Việt kiều yêu nước với sự dìu dắt của những nhà trí thức tiên phong như Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, v.v. Theo gương họ, chị rời bỏ cuộc sống thanh bình, đầy đủ tiện nghi ở phương Tây để trở về nước ngay trong những năm tháng cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, cho dù người bạn trai của chị dứt khoát từ chối, không chịu trở về nước và do đó, hai người đành lịch sự chia tay.


Tấm gương cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh xả thân cứu nước đã tác động sâu xa đến tâm hồn chị ngay từ khi chị còn là một cô nữ sinh trung học tại Hà Nội trong những năm thành phố này tạm thời bị quân đội viễn chinh Pháp chiếm đóng (1947 - l954). Chính trong những năm buồn đau đen tối ấy, chị can đảm bí mật tham gia phong trào học sinh yêu nước chống chính quyền thực dân.


Về nước, được phân công dạy toán tại Trung đại học Sư phạm Hà Nội, chị cũng như bao nhà toán học Việt Nam khác phải sơ tán khỏi thành phố, đến làm việc ở chốn làng quê, sống biệt lập với thế giới khoa học bên ngoài. Lúc bấy giờ làm gì đã có máy tính cá nhân, Internet. Số tạp chí toán học nước ngoài đếm được Việt Nam rất ít, và thường là quá muộn. Chị rất khó tìm đọc các công trình toán học mới của đồng nghiệp quốc tế, nắm bắt được những ý trong này để rồi từ đó phát hiện hướng mới nào có triển vọng mà lại phù hợp với sở trường nghiên cứu của mình...

Bất chấp việc các Tổng thống Mỹ Johnson, rồi Nixon tiếp tục "leo thang" ném bom dữ dội miền bắc Việt Nam, một số nhà toán học nổi tiếng trên thế giới, trong đó có những người từng được tặng Huy chương Fields (Fields Medal) - được coi như Giải thưởng Nobel (Nobel Prize) trong toán học - vẫn dũng cảm tỏ rõ mối cảm tình nồng nhiệt của mình đối với cuộc chiến đấu của Việt Nam bằng cách đến Hà Nội đọc bài giảng về toán học hiện đại tại các seminar mở giữa vùng rừng núi Đại Từ, Thái Nguyên, nơi nhiều trường đại học lớn sơ tán đến.


Trong số các nhà toán học ấy, chị Sính đặc biệt mến phục Giáo sư Alexander Grothendieck, một chuyên gia về hình học đại số (algebraic geometry) người Pháp gốc Do Thái, được tặng Huy chương Fields năm 1966. Những bài giảng của vị giáo sư kiệt xuất mới 39 tuổi ấy cung cấp một cái nhìn tổng quan về các mũi nhọn của toán học hiện đại, gợi ý cho chị hướng nghiến cứu mới. Tuy nhiên, để viết được hoàn chỉnh một bản luận án tiến sĩ quốc gia (docteur d'état) dài mấy trăm trang, còn biết bao nhiêu việc tỷ mỉ chị phải làm!


Nhiều người ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam thường cho rằng toán học là một ngành khoa học "vừa khó, vừa khổ, lại vừa khô"! Nhận xét đó có phần đúng, nhưng không đúng hoàn toàn. "Khó" và "khổ" thì đương nhiên rồi? Nhưng có "khô" hay không? Thì còn tùy người. Đối với chị Sính, một định lý toán học đẹp cũng làm say lòng người chẳng khác nào một bài thơ của nhà thi sĩ lãng mạn William Wordsworth viết về những đóa hoa thủy tiên mầu vàng sáng (golden daffodils) mọc khắp thung lũng và núi đồi nước Anh. Thế thì tại sao lại có thể coi là... "khô" được nhỉ?


Bản luận án tiến sĩ quốc gia hình thành dần dưới ánh đèn dầu trong gian nhà trống trải ở một làng trung du bên bờ con sông Đáy nước chảy lặng lờ. Mua dầm dề dai dẳng. Gió mùa đông bắc rét thấu quang. Vách liếp đan thưa, lắm kẽ hở. Ngọn đèn dầu lung lay trước gió. Chị Sính khoác tấm chăn chiên mỏng mầu xám xỉn, ngồi co ro ghi lại những ý nghĩ mới nảy sinh trong đầu thành từng dòng, từng trang luận án...


Và rồi chị được Nhà nước ta cho phép mang bản luận án ấy sang Paris bảo vệ để lấy bằng tiến sĩ quốc gia. Đặt chân đến một đô thị lớn như Paris, bao giờ chị Sính cũng cảm thấy mình lạc lõng. Cảm giác ấy cứ đeo đẳng chỉ suốt những năm dài theo học đại học ở Pháp. Và lần này cũng thế. Chị luôn thờ ơ với những gì quá ư lộng lẫy, hối hả, náo nhiệt. Dường như tâm hồn phương Đông của chị chỉ hợp với vẻ dung dị, cảnh bình yên, sự khoan thai điềm đạm, giúp con người dễ trầm tư mặc tưởng. Chị cũng gặp lại nhà toán học mới thân quen trong thời chống Mỹ khi ông sang Việt Nam giảng bài về hình học đại số, và suýt nũa bị... trúng bom Mỹ! Đó là Giáo sư A. Grothendieck.


Cuộc bảo vệ luận án diễn ra tại Đại học Paris 7 (Université Paris 7), thuộc hệ thống các trường đại học Sorbonne. Hội đồng chấm luận án gồm những nhà toán học nổi tiếng như Giáo sư Henri Cartan, Huy chương Fields, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp; Giáo sư Alexander Grothendieck, Huy chương Fields, v.v.


Chị bảo vệ bản luận án thứ nhất Gr phạm trù, trong hai tiếng rưỡi đồng hồ, bản luận án chị đã viết trong nhiều năm sơ tán tại một làng quê bên bờ sông Đáy. Chưa xong! Ngay sau đó chí bảo vệ tiếp bản luận án thứ hai Cái nhúng của một phút một thứ nguyên vào một đa tạp vi phân hai thứ nguyên, bản luận án chị phải thực hiện tại Paris, chỉ trong vòng hai tháng, theo đề tài do Hội đồng Toán học nơi chị dự thi, ra cho chí để... "thử tài"! Cả hai bản luận án ấy đều nhằm giải quyết những vấn đề toán học hiện đại với nội dung phong phú.


Tờ tạp chí hằng tháng Phụ nữ Liên Xô xuất bản tại Moscow, số tháng 8-1975, trong chuyên đề về phụ nữ Việt Nam, đã dành nửa trang để giới thiệu về nhà nữ toán học Việt Nam Hoàng Xuân Sính. Trả lời phỏng vấn của một nhà báo Liên Xô, chị nói lên niềm mơ ước của mình: "Tôi muốn góp phần đào tạo một lớp các nhà toán học trẻ ở đất nước tôi. Hiện nay, nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam cần phải ra nước ngoài hoàn thành và bảo vệ luận án tiến sĩ. Chúng tôi đang muốn xây dựng nhiều chuyên ngành toán học ở trình độ cao, ngay trên đất nước mình".


Nhà xuất bản Springer Verlag, một nhà xuất bản sách khoa học nổi tiếng thế giới có chi nhánh ở Đức, Anh, Mỹ, đề nghị chị chỉnh lý bản luận án thành một cuốn sánh chuyên khảo để đưa in.


Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, chị Sính đã thông báo các kết quả nghiên cứu mới của chị tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 ở Vancouver (Canada).


Giáo sư Hoàng Xuân Sính là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam (giải thưởng này còn được trao tặng ở một vài nước đang phát triển khác). Nhiều lần chị được cử làm Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự O1ympic Toán Quốc tế. Chị cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng. Ai đã từng có dịp tiếp xúc với chị đều cảm thấy đó là một người phụ nữ sắc sảo và ý nhị.

 

Giáo sư Hoàng Xuân Sính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Toán-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất