-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Xin chờ giây lát để trở về trang chủ forum.
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Lưu ý: Gõ Tiếng Việt có dấu, viết đúng chính tả
 Bá Khả (3384)
 >>>lonely<<< (1710)
 quythanhkhuu (1304)
 kendy_girl202 (1043)
 truc_quynh_1994 (885)
 peheophuthuy (767)
 [A]chijioltiz[o] (711)
 Svat_94 (536)
 [P]....[lẶng]im..... (495)
 Su_147617 (426)

Share | 

 

 Bến Tre Xưa và Nay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bến Tre Xưa và Nay EmptyMon Oct 04, 2010 11:48 pm

Bá Khả
Tôi đã được học rằng, biết cách tha thứ cho người khác thôi chưa đủ, phải biết cách tha thứ cho bản thân mình.
Bá Khả

Cauchy
Cauchy

https://chuyentoan0912.forumvi.com
Giới tính : Nam
Cung : Thiên Bình
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3384
Tài khoản Tài khoản : 5289
Được cảm ơn : 43
Sinh nhật Sinh nhật : 30/09/1994
Tuổi Tuổi : 29
Đến từ Đến từ : Cái chỗ đó đó...
Châm ngôn Châm ngôn : Tôi đã được học rằng, biết cách tha thứ cho người khác thôi chưa đủ, phải biết cách tha thứ cho bản thân mình.
Level: 29 Kinh nghiệm: 3384%
Sinh mệnh: 3384/100
Pháp lực: 29/100

Bài gửiTiêu đề: Bến Tre Xưa và Nay

 
Bài viết và hình ảnh về Bến Tre xưa và nay, hình ảnh được sưu tầm, chỉnh sửa và biên tập lại từ Google.
Lịch sửBến Tre Xưa và Nay 4074791306_749304b99f_o1-300x225

Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn (cũng được nâng cấp từ châu Định Viễn trong cùng năm), nằm trong trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay).
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện trực thuộc nhập cả vào phủ Hoằng Trị.
Khi người Pháp đến xâm chiếm Bến Tre, có nhiều cuộc kháng cự của nhân dân địa phương. Năm 1862, Phan Ngọc Tòng (người làng An Bình Đông, quận Ba Tri) bỏ nghề dạy học, chiêu tập người yêu nước vùng lên đánh Pháp. Ông tử trận vào đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng Giêng (30 tháng 1 năm 1868).
Cuối năm 1867, quân Pháp đem binh chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Phan Thanh Giản (người làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri )giữ ba thành không nổi. Do không làm tròn mệnh vua, ông dặn dò con cháu không được làm tay sai cho Pháp, rồi uống thuốc độc tự vận. Từ năm 1867 đến 1870, các cuộc khởi nghĩa do các con của Phan Thanh Giản là Phan Liêm, Phan Tôn và Phan Ngữ vẫn diễn ra không chỉ ở Bến Tre mà còn ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, được nhiều người dân hưởng ứng. Pháp sai Tôn Thọ Tường và Tổng đốc Phương nhiều lần chiêu hàng không được. Năm 1870, trong một cuộc giao chiến ở Giồng Gạch, Phan Tôn và Phan Ngữ tử trận. Phan Liêm phải lui ra miền bắc. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau đặt thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến Tre.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Bến Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.
Từ đó, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận: Ba Tri, Sốc Sãi, Mỏ Cày, Thạnh Phú, với 21 tổng và 144 xã. Diện tích của tỉnh là 1501 km². Dân số năm 1910: 223.405 người, năm 1930: 286.000 người, năm 1943: 346.500 người, năm 1955: 339.000 người.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc Giang, với 115 xã, 793 ấp (năm 1965), năm 1970 có 119 xã. Tỉnh lị gọi là Trúc Giang. Diện tích của tỉnh là 2085 km². Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.
Tỉnh được thành lập trên địa bàn của ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh; được chia làm 9 quận là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang bao gồm 21 tổng và 115 xã với 793 ấp (1965). Đến năm 1970 thì có sự phân chia lại hành chính các quận, tỉnh có 119 xã. Năm 1975 ,tỉnh Kiến Hòa được đổi về tên cũ là tỉnh Bến Tre ,phân chia hành chính lại theo cấp huyện .
Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là quê hương “Đồng Khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.
Lịch sử tên gọi Bến Tre.
“Địa danh Bến Tre (được cấu thành theo cách: địa thế tự nhiên + tên loài cây) có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc, giống như Bến Giá, Bến Tranh, Bến Lứt…. Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). Năm 1871, khi có quyết định của chính quyền thực dân (5-6-1871) rút bớt số sở tham biện từ 25 xuống còn 18, thì sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 2-9-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre.
Thực dân Pháp sau khi thiết lập được bộ máy thống trị trên đất Bến Tre, thì cũng bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ… ở nơi tỉnh lỵ như: Nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.
Theo bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre do Le Bras đo đạc năm 1906, được Thống đốc Nam Kỳ Boyer phê chuẩn năm 1919, thì tỉnh lỵ được thiết kế cho quy mô ban đầu khoảng 10.000 dân
Tỉnh Bến Tre trồng nhiều dừa nhất cả nước, mía và nghêu và là địa danh nghèo nhất Nam Bộ, nhưng có phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh vào đầu thế kỷ 19 của ông Phan Tôn và Phan Liên (các con của cụ Phan Thanh Gỉản). nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đánh Pháp ở Gia Định về ẩn cư ở Ba tri. Phong trào Đồng Khởi Chống Mỹ nổ ra ở Mõ Cày. là quê hương của Phan Thị Hồng Châu; Lê Chính, Hùynh Tấn Phát, Nguyễn Thành Chung, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Định….” (Nguồn : VietNamTourism)

Di tích

Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng.
Các chùa nổi tiếng ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh. Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ 18 tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mõ Cày, và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959.
Các nhân vật nổi tiếng có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản và nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ngôi mộ của nhà bác học nổi tiếng Trương Vĩnh Ký cũng ở Bến Tre (Cái Mơn – xã Vĩnh Thành, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre).
Nhân vật

Một số người nổi tiếng đã sinh sống tại Bến Tre là:


  • Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
  • Nhà nho Võ Trường Toản
  • Quan đại thần Triều Nguyễn, Phan Thanh Giản
  • Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương
  • Nữ văn sĩ Sương Nguyệt Anh (tên thật Nguyễn Thị Xuân Khuê, con gái Nguyễn Đình Chiểu).
  • Học giả Trương Vĩnh Ký
  • Công thần Triều Nguyễn Trương Tấn Bửu
  • Liệt sĩ kháng chiến Nguyễn Ngọc Nhựt (con của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương)
  • Lãnh binh Triều Nguyễn, Nguyễn Ngọc Thăng (Lãnh Binh Thăng)
  • Phan Ngọc Tòng
  • Hoàng Lam
  • Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ: Nữ tướng Nguyễn Thị Định (Cô Ba Định)
  • Nhà thơ, chiến sĩ cách mạng Lê Anh Xuân(Ca Lê Hiến)
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Ơn
  • Đại tướng Lê Văn Dũng
  • Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
  • Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân

(Theo Wiki).
Các hình ảnh về Bến Tre.
Bến Tre Xưa và Nay Bentre_Kermesse-300x168
Đây là ảnh Bờ Hồ chụp năm 1950 do Urbain Calestroupat chụp.
Bến Tre Xưa và Nay Cho_BenTre-299x300
Chợ Bến Tre (1967-1968) ảnh của PapaSharky .
Bến Tre Xưa và Nay Vongxoay_nutGT-300x292
Bùng binh chợ Bến Tre ngày xưa, Tiệm Huê Liên nay vẫn còn. Bùng binh ngày nay được xây mới đẹp hơn.
Bến Tre Xưa và Nay 3530115575_3f96f772ce_o-300x236
Bùng binh ngày nay. ảnh chụp 2009
Bến Tre Xưa và Nay Congtruongthkhdt6-300x207
Trường Trung Học Kiến Hòa, nay là Trường Chuyên Bến Tre.
Bến Tre Xưa và Nay Vinhphu-300x225
Bến Tre Xưa và Nay Lake-300x214
Hồ Trúc Giang, hồ Chung Thủy, hay Bờ Hồ ngày xưa.
Bến Tre Xưa và Nay Dinh-An-hoi-300x225
Đình An Hội thời Pháp.
Bến Tre Xưa và Nay Nha-ca-300x204
Chợ cá, chợ nhà cá, chợ này nằm ở bờ sông Bến Tre, gần cầu Bến Tre 1.
Bến Tre Xưa và Nay 3565656093_a661195000_o1-300x225
Cầu Bến Tre 1, ảnh chụp năm 1968.
Bến Tre Xưa và Nay 3877724979_2fe7f3aa31_o-300x225
Ngã 3 Tháp ngày xưa. bây giờ là Công viên Bến Tre, khu vực này bây giờ là tượng đài ( ảnh dưới)
Bến Tre Xưa và Nay Anh-ben-tre-300x225
Bến Tre Xưa và Nay 3877724807_53ea85e428_o-300x225
Cổng chào công viên Bến Tre ngày xưa, lúc đó lối đi ở giữa công viên.
Bến Tre Xưa và Nay 3601694605_8a68d3b9fb_o-300x296
Chợ hoang tàn vào năm 1968 (hướng nhìn từ bờ sông Bến Tre)
Bến Tre Xưa và Nay 3601684883_e07249f3d4_o-300x225
Chợ phường 2 (Chợ Nhà lồng ngày nay, cùng hướng nhìn từ bờ sông Bến Tre)
Bến Tre Xưa và Nay 3885949912_1c57fa848a_o-300x225
Hồ Trúc Giang nhìn từ trên cao.
Bến Tre Xưa và Nay 3885949910_6a7fd8edcd_o-300x225
Bờ Hồ, Hồ Trúc Giang ngày nay đã được sửa chữa và lát gạch lại đẹp và sạch hơn. Hình này có lẽ chụp từ trên tháp Truyển Hình Bến Tre.
Bến Tre Xưa và Nay Nga-tu-1994-300x208
Bến Tre Xưa và Nay Nga-tu-2009-300x225
Ngã 4 Phú Khương ngày nay.
Bến Tre Xưa và Nay Nga-3-300x225
Ngã 3 Tân Thành ngày xưa.
Bến Tre Xưa và Nay Nga-3-thap-300x225
Và Ngã 4 Tân Thành ngày nay.
Bến Tre Xưa và Nay 3591345378_b08f64afa7_o-300x200
Ảnh chụp bờ sông Bến Tre từ Viện Bảo Tàng tỉnh. Bên kia bờ là Mỹ Thạnh An (Ảnh chụp khoảng 1967-1968)
Bến Tre Xưa và Nay 3591449396_6dcd8f06d8_o-300x225
Cũng góc chụp ấy 40 năm sau. 2009
Bến Tre Xưa và Nay Imageshackd-1-193x300
Bến Tre nhìn từ trên cao, cây cầu bị gãy là cầu Bến Tre 1, góc nhìn từ Mỹ Thạnh An ngày nay, cây cầu nhỏ trong hình là cầu Cái Cối.
Bến Tre Xưa và Nay 19681
Bến Tre Xưa và Nay Nhin-tren-cao-300x193
Bến Tre nhìn từ hướng cầu Cá Lóc.
Bến Tre Xưa và Nay Lelai1-300x200
Đường Lê Lai ngày xưa. (gần Honda Fataco Bến Tre)
Bến Tre Xưa và Nay Lelai2-300x225
Và đường Lê Lai ngày nay.
Bến Tre Xưa và Nay Cho-ben-tre-mau-than-300x204
In this file picture taken 26 February 1968, a South Vietnamese soldier rides his bike near the destroyed market of Kien Hoa, after a North Vietnamese attack, part of the Vietcong Tet offensive, during the Vietnam war. Vietnam will mark the 40th anniversary of start of Vietnam war Tet Offensive 31 January 2008.
Ảnh chợ Bến Tre năm Mậu Thân 1968. Chụp vào ngày 26 tháng 2 năm 1968. Trong ảnh là 1 anh lính đang chạy xe đạp cạnh chợ Bến Tre (ngày nay là chợ Nhà Lồng hay chợ Phường 2)
Bến Tre Xưa và Nay 3708767292_a3dd54e84a_o-300x225
Và chợ phường 2 sau 40 năm. Cùng 1 góc nhìn.
Bến Tre Xưa và Nay 4059405263_729e507d69_o-300x225
Hồ Trúc Giang, (Bồ Hồ ngày nay)
Bến Tre Xưa và Nay 3566470020_5641262611_o-300x200
Chèo thuyền trên sông Bến Tre. Trong ảnh là cầu Cái Cối phía Mỹ Thạnh An.
Bến Tre Xưa và Nay Cau-cai-coi-MTA-300x225
Cầu Cái Cối nhìn từ phía Mỹ Thạnh An.
Bến Tre Xưa và Nay BT1-193x300
Trong vòng tròn đỏ là cầu Bến Tre 1. Khu vực sau lưng sân vận động ngày xưa.
Bến Tre Xưa và Nay Cau-ben-tre-2-300x225
Cầu bến Tre 2 nhìn từ trên cao. bên trái là Mỹ Thanh An, bên phải là đường Hùng Vương.
Bến Tre Xưa và Nay Ben-tre-nhin-tu-MTA-300x225
Toàn cảnh Bến Tre nhìn từ trên cao. Ảnh này chụp lúc cầu Bến Tre 1 và nhà hàng Nổi vẫn còn, khoảng năm 1997- 1998.
Bài viết và hình ảnh được sưu tầm qua Google và hssvbentre.net

 

Bến Tre Xưa và Nay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Chuyên Toán Bến Tre 09-12 -‘๑’- :: -‘๑’-Giờ Ra Chơi-‘๑’- :: -‘๑’-Bến Tre Quê Hương Tôi-‘๑’--
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mới
Fixed and up by [A]dmin .
Copyright © 2007 - 2010, cHuYeNtOaN0912.fOrUm-vIeT.nEt .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất